Theo thạc sĩ Kim Quỳnh tại văn phòng tham vấn gia đình và trẻ em của Hội tâm lý giáo dục Việt Nam cho hay: Có nhiều trẻ em thường bắt chước ông bà, bố mẹ người thân trong gia đình về việc coi thường, có thái độ hách dịch với người giúp việc trong nhà. Việc này lâu ngày thành thói quen xấu khiến cho trẻ em dễ sống vô tâm, khinh thường những người thua kém hoặc ở tầng lớp dưới. Các em dễ mắc lòng nhân ái, trắc ẩn.
Để không mắc phải điều này thì bố mẹ hãy làm gương cho các bé, cư xử đúng mực tôn trọng người khác, kể cả người lao động trong đó có người làm nhà mình. Hãy để con biết lý do vì sao gia đình cần người giúp việc. Bố mẹ công việc bận phải thuê bác giúp việc làm ở nhà nấu ăn, chăm sóc con. Bác giúp việc cũng là thành viên trong gia đình mình cần có mọi người tôn trọng. Theo đó trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ cần thực hành những điều mình dạy con ví dụ từ lời nói tới hành động biết tôn trọng người giúp việc. Khi thấy con có thái độ không đúng với người giúp việc thì bố mẹ không nên mắng, đánh con nhưng cần tỏ rõ thái độ không ưng ý cách cư xử của con, cần góp ý con một cách tế nhị rằng bố mẹ buồn khi con làm vậy với cô. Cần kể con nghe những cuộc sống của người giúp việc, vì sao họ phải đi làm như vậy cho con biết lòng bao dung, vị tha, thông cảm của bé. Ví dụ như bác Hào ở quê bác rất nghèo, bác có người thân, có con mà không được sống chung với con như mẹ gần con mà bác phải lên thành phố ở giúp nhà mình kiếm tiền gửi về để đỡ đần công việc cho con bác đi học.
Ngoài ra các cha mẹ cần biết cách một số công việc không nên ỷ lại người giúp việc, việc gì mình làm được thì nên làm. Dạy con biết làm việc nhà, việc cá nhân phục vụ không chỉ giúp con lớn mà biết tự lập còn giúp bé phát triển trí tuệ. Ngoài ra giúp bé cảm nhận được giá trị lao động của mình, biết trân trọng người lao động.
Theo thạc sĩ cho biết điều quan trọng là bố mẹ nên quan tâm con mỗi ngày. Dạy con lời ăn tiếng nói, cách giao tiếp những người xung quanh sẽ giúp cho bé thích nghi hòa nhập xã hội. Đấy là điều bố mẹ phát hiện ngay những biểu hiện lệch hay chuẩn của con và có biện pháp kịp thời uốn nắn ngay.