Thực tập sinh ngành hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản.

Trong thời gian gần đây nhu cầu hộ lý, y tá tại các nước phát triển tăng cao. Cục Quản lý Lao động ngoài nước đã ban hành Văn bản số 1221/QLLĐNN-NBĐNA ngày 01/6/2018 về việc thí điểm triển khai đưa thực tập sinh kỹ năng ngành hộ lý đi thực tập tại Nhật Bản.

Phỏng vấn tuyển chọn Tu nghiệp sinh Nhật Bản

Cùng với xu thế đó Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết, cơ quan này vừa có văn bản cho phép 6 doanh nghiệp được thí điểm đưa thực tập sinh, kỹ năng ngành hộ lý đi làm việc tại Nhật Bản bao gồm: Công ty CP Phát triển nguồn nhân lực LOD, Công ty CP Phát triển dịch vụ C.E.O, Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long, Công ty CP Xuất khẩu lao động thương mại và du lịch TTLC, Công ty CP Đầu tư thương mại Thịnh Long và Công ty CP Tập đoàn JVS.

Tại đây các doanh nghiệp được phép tuyển chọn những thực tập sinh đã có kinh nghiệm làm việc hộ lý, theo quy định của Nhật Bản, để đưa vào đào tạo. Cụ thể các tiêu chí như: có kinh nghiệm chăm sóc cuộc sống thường ngày cho người cao tuổi hoặc người khuyết tật. Các thực tập sinh này đã tốt nghiệp khóa học điều dưỡng hoặc có chứng chỉ điều dưỡng do nước phái cử cấp. Được nhận chứng nhận hộ lý do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, cơ quan này chỉ ký xác nhận danh sách thực tập sinh  để chuyển cho phía Nhật Bản hoàn thiện thủ tục xin tư cách lưu trú sau khi thực tập sinh đã đạt trình độ tiếng Nhật N4 hoặc tương đương trở lên.

Ngoài các điều kiện hợp đồng theo quy định, doanh nghiệp phái cử phải đảm bảo mức lương tối thiểu cho thực tập sinh không thấp hơn người Nhật làm cùng công việc. Nghiệp đoàn sẽ chi trả phí quản lý cho doanh nghiệp phái cử với mức tối thiểu là 10.000 yên/tháng. Cùng với đó, đoàn thể quản lý phải cam kết trách nhiệm và cung cấp kế hoạch đào tạo tiếng Nhật và chuyên môn hộ lý đảm bảo cho thực tập sinh  thi đỗ kỳ thi chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng số 2.

Sau khi thực tập sinh  nhập cảnh Nhật Bản, định kỳ vào ngày 20 hàng tháng, doanh nghiệp phải báo cáo Cục QLLĐNN số liệu thực tập sinh  hộ lý đang thực tập tại Nhật Bản, kèm danh sách thực tập sinh hộ lý đủ điều kiện để được chuyển sang giai đoạn thực tập kỹ năng 2 (năm thứ 2 và thứ 3) cũng như danh sách thực tập sinh không đạt phải về nước và bỏ trốn ra ngoài hợp đồng.

Tu nghiệp sinh vững vàng trên đất Nhật Bản

Sau khi được Cục Quản lý Lao động ngoài nước cho phép vào tháng 8 năm 2018 công ty Hoàng Long đã tiến hành tuyển chọn và đào tạo ứng viên nghề hộ lý. Các em đã được tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật, kỹ năng nghề hộ lý, chăm sóc người già và văn hóa, lối sống của Nhật Bản, các quy định pháp luật của VN và Nhật Bản do Công ty Hoàng Long tổ chức.Theo yêu cầu của Nhật Bản, Thực tập sinh Hộ lý khi nhập cảnh vào Nhật cần đạt trình độ tiếng Nhật N4, sau 1 năm cần đạt trình độ N3. Tuy nhiên, ngay khóa đầu tiên xuất cảnh đi Nhật, đoàn 23 học viên của Công ty Hoàng Long CMS đã có 16/23 em đạt trình độ N3.

Được biết mức lương cơ bản của các TTS Hộ lý khi làm việc tại Nhật Bản từ 23 triệu đồng đến 31 triệu đồng/tháng (sau khi đã trừ tiền thuế, tiền bảo hiểm, tiền nhà…). Khoản tiền lương này cũng chưa tính tiền làm thêm. Các bạn làm ổn định hết hợp đồng có thể gắn bó lâu dài với Công ty Nhật đang làm, được phép đưa chồng con sang.

Trước đó, tháng 11/2016, Quốc hội Nhật Bản thông qua Luật về Thực hiện chương trình thực tập kỹ năng và bảo hộ thực tập sinh nước ngoài, trong đó mở rộng thêm ngành nghề điều dưỡng, hộ lý. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nước ngoài được phép phái cử thực tập sinh sang Nhật Bản làm việc trong lĩnh vực y tế.

Ông Phạm Viết Hương, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết: “Nhật Bản đang có nhu cầu tương đối lớn về hộ lý, điều dưỡng. Chương trình EPA thì số lượng hàng năm không nhiều, trên dưới 200 người thì cũng không đáp ứng được. Chính vì thế khi hai bên đã có khung pháp lý và khi triển khai chương trình thì đó sẽ là cơ hội cho nhiều ứng viên của Việt Nam trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ lý có cơ hội thực tập và làm việc tại Nhật Bản”.

GS.TS Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương cho biết, “Chúng tôi có tiếp xúc với những người chăm sóc Việt Nam tại Nhật Bản và thấy rằng các bạn đó được đào tạo rất tốt, có thể nói rất là chuyên nghiệp. Khi những bạn được đào tạo bên Nhật Bản như vậy trở về nước thì những cơ sở, như Bệnh viện lão khoa, sẵn sàng nhận ngay. Đó thực sự là nguồn nhân lực đã được đào tạo bài bản và có kinh nghiệm thì sẽ tiết kiệm được thời gian đào tạo nguồn nhân lực tại Việt Nam”.

Đây là cơ hội lớn cho nghành Điều dưỡng hộ lý nước nhà. Mỗi chúng ta hãy biết tận dụng triệt để ưu thế này để góp phần phát triển nền kinh tế chung của đất nước.