Lưu ý chăm bé suy dinh dưỡng thấp còi.

Trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi hiện nay là nỗi lo gia đình, bé khởi đầu tình trạng biếng ăn, chậm tăng cân, tăng chiều cao, suy giảm chức năng miễn dịch. Hiện nay việc phục hồi thể trạng ở bé cha mẹ cần có kiến thức khoa học và sự kiên trì để giúp bé.

  • Lên thực đơn, khẩu vị phần ăn phù hợp lứa tuổi bé.

Không nên nóng vội cho bé ăn dặm sớm, số bữa trong 1 ngày nhiều hơn so với tháng tuổi, thức ăn ít đa dạng…khiến bé lười ăn. Phụ huynh cần tham khảo chế độ ăn dưới đây.

Bé 6 tháng đầu đời sẽ bú mẹ hoàn toàn, từ 6-7 tháng thì bú mẹ nhiều lần và ăn dặm một ngày 1 bữa, bột được pha loãng tới đặc. Bé từ 8-9 tháng thì ngoài bú mẹ nhiều lần thì ăn 2 chén bột sệt bổ sung thêm sữa chua, trái cây tươi. Bé từ 10-12 tháng bú mẹ ít nhất 3-4 lần/ ngày, ăn 3 chén bột đặc, cháo đặc có thêm 4 nhóm thực phẩm ăn thêm trái cây, sữa chua…Bé từ 1-2 tuổi sữa mẹ cung cấp thêm 20% nhu cầu năng lượng, dưỡng chất cho bé, bé ăn 3 chén cháo đủ 4 nhóm thực phẩm và thêm sữa chua và trái cây tươi. Bé trên 2 tuổi ăn 3 bữa chính cùng cả nhà và khuyến khích uống thêm 500-600 ml sữa mỗi ngày, kèm thêm trái cây tươi, chế phẩm từ sữa, như phô mai, sữa chua, bánh flan…

  • Lựa chọn sữa cho bé suy dinh dưỡng

Trẻ suy dinh dưỡng biếng ăn, thấp còi, tiêu hóa kém, chậm tăng cân, chiều cao dễ mắc bệnh…Các mẹ cần lựa chọn sữa dễ tiêu hóa, chiếm một phần chất béo MCT, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ trẻ tăng miễn dịch bắt đà tăng trưởng, có hàm lượng canxi, kẽm, dắt, lysine, taurin, vitamin A, D, C, E.

Lưu ý chăm bé suy dinh dưỡng thấp còi.
Lưu ý chăm bé suy dinh dưỡng thấp còi.
  • Thực phẩm sạch, an toàn

Đồ ăn, thực phẩm cho bé cần phải sạch, qua kiểm dịch và được truy xuất nguồn gốc, các mẹ cần lưu ý cách chế biến, bảo quản thức ăn tránh mất chất trong thực phẩm. Sử dụng nước sạch để nấu thức ăn, dụng cụ, chén, ly sạch sẽ. Cần rửa tay trước khi chế biến đồ ăn cho bé.

  • Tiêm chủng phòng ngừa đầy đủ.

Trẻ em cần được tiêm chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng quốc gia phòng các bệnh bạch hầu, lao, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan siêu vi B…Các bà mẹ cần cho trẻ tiêm chủng thêm ngừa vacxin viêm màng não mô cầu, viêm màng não nhật bản B, thủy đậu, quai bị, viêm màng não do Hemophilus influenza, rubella, tiêu chảy cấp …

  • Điều trị bệnh chỉ định của bác sĩ.

Với trẻ khi mắc bệnh, trẻ cần được đưa tới trung tâm y tế gần nhất để được thăm khám. Giúp bé phát hiện bệnh sớm không bị mất sức do ốm đau kéo dài, tránh nguy cơ để lâu xảy ra biến chứng phải dùng kháng sinh, thuốc điều trị liều cao. Không nên tự mua thuốc về cho bé mà cần theo đơn chỉ định của bác sĩ.

  • Theo dõi chiều cao, cân nặng thường xuyên, định kỳ.

Thường xuyên theo dõi bé để phát hiện sớm rối loạn dinh dưỡng, trẻ dưới 24 tháng tăng trưởng nhanh nên chế độ ăn cần được thay đổi liên tục, trẻ suy dinh dưỡng thấp còi được cân, đo và tư vấn khám dinh dưỡng hàng tháng. Khi bé được 2 tuổi cần theo dõi 3 tháng 1 lần.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.